Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Cách làm bánh bông lan kiểu nhật

1.    Nguyên liệu
- 50g bột mỳ đa dụng
- 20g bơ nhạt
- 25ml dầu ăn
- 50ml sữa tươi
- 4 quả trứng gà
- 70g đường
- 1 thìa nhỏ vani nước hoặc 1 ống vani bột thơm
- 1 thìa nhỏ nước cốt chanh
- 1 thìa nhỏ muối
- Vỏ 1 quả cam vàng
2.    Cách làm
- Khuôn chữ nhật hay khuôn vuông có kích thước 20 cm, lót dưới đáy khuôn một miếng giấy A4 hay giấy nến dùng để nướng bánh.
- Bột mỳ rây mịn, vỏ cam bào mịn.

mon an cua nhat mon an cua nhat cach lam banh bong lan kieu nhat2
- Lò bật sẵn 150 độ C
- Tách riêng lòng đỏ vào bát, lòng trắng vào âu đánh trứng riêng biệt. Lòng trắng trứng không được dính lòng đỏ, và âu đựng lòng trắng thật sạch.
- Dùng thìa đánh tan nhẹ lòng đỏ trứng, và vỏ cam bào vụn
- Đun sôi một nồi nước. Cho sữa, bơ và dầu ăn vào âu. Đợi nước sôi thì đặt âu lên miệng nồi, đáy âu không chạm nước, dùng phới lồng đánh trứng quấy đều đến khi bơ tan, hỗn hợp hòa quyện và ấm.
- Rây bột vào âu bơ, nhanh tay trộn đều. Cho lòng đỏ trứng và vỏ cam vào, trộn đều để có một hỗn hợp mịn và mượt.
- Dùng máy đánh trứng đánh tan lòng trắng, đánh tầm 1 – 2 phút thì cho từ từ đường, muối và nước cốt chanh vào, tăng dần tốc độ máy lên mức gần cao nhất. Lòng trắng sẽ bông và đặc dần, đạt chóp mềm, nhấc que đánh trứng lên mà lòng trắng không chảy xuống là đạt.
- Lấy 1/3 chỗ lòng trắng trứng cho vào âu bơ lòng đỏ, quấy đều và nhẹ tay. Tiếp tục trộn cho hết hỗn hợp lòng trắng.
- Thêm vào một thìa nhỏ vani nước, trộn đều.
- Đổ bột vào khuôn. Vỗ nhẹ hoặc gõ nhẹ khuôn xuống bàn cho mặt bột được dàn phẳng và các bọt khí to vỡ bớt.
- Đặt khay nướng vào chính giữa lò nướng, từ 30 – 45 phút hoặc đến khi bánh chín vàng mặt, cắm que thử vào giữa bánh rút lên thấy que sạch và khô.
- Bánh chín lấy ra khỏi lò và lập tức dùng dao mỏng rạch quanh thành trong của khuôn, rồi úp ngược để lấy bánh ra.
Bài liên quan


Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Quy trình sang tên sổ đỏ

Quy trình sang tên sổ đỏ

Để tiến hành sang tên sổ đỏ, cần tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, sau đó tiến hành đăng ký sang tên cho chủ mới. Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần được lập theo quy định của pháp luật, có công chứng hoặc chứng thực.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã. – Thời gian tiếp nhận hồ sơ: các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)
Bước 3: Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp xã tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.
Bước 4: Công chức cấp xã chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.
Bước 5: Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp huyện kiểm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả về bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã để trả cho cá nhân, tổ chức theo giấy hẹn.
Bước 6: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw để được tư vấn chi tiết hơn về làm sổ đỏ, sang tên sổ đỏ, sổ đỏ nhà đất  
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Thủ tục sang tên sổ đỏ

THỦ TỤC SANG TÊN SỔ ĐỎ

Theo quy định của luật đất đai, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khác có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, bên nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc phòng địa chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.

1. Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:

  • Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;
  • Hộ khẩu thường trú của người mua;
  • Trích lục thửa đất;
  • Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực;
  • Chứng từ nộp tiền thuế đất.

2. Các khoản thuế phải nộp:

  • Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở;
  • Lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở;

3. Trình tự, thủ tục sang tên sổ đỏ:

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.
  • Kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Kể từ ngày các bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng hoàn thành nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Để được tư vấn chi tiết hơn về thủ tục sang tên sổ đỏ quý khách vui lòng liên hệ: Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Hồ sơ sang tên sổ đỏ

Hồ sơ sang tên sổ đỏ bao gồm:

  •  Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ).
    Một trong các giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất
  • Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất(nếu có).
  • Danh sách công bố các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp sổ đỏ; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp sổ đỏ
    Biên bản kết thúc công khai
  •  Bản sao giấy chứng minh nhân dân có chứng thực
  • Trích lục bản đồ và kiểm tra hiện trạng
  • Tờ trình của UBND xã có danh sách kèm theo
  • Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)
 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: 55 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận QSD đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính - đối với những trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính).
Đối tượng thực hiện: Cá nhân
Cơ quan thực hiện:
  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
  • Giấy chứng nhận
  • Quyết định hành chính
Lệ phí: - 25.000 đồng/giấy chứng nhận; miễn lệ phí đối với hộ gia dình, cá nhân ở nông thôn.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Mẫu 01/ĐK- GCN)
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw để đươc cung cấp thông tin chi tiết hơn về sổ đỏ nhà đất và thủ tục làm sổ đỏ. Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42
                                                                                     

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục I và II ban hành kèm theo Nghị định số 51/2009/NĐ-CP)

2. Bản chính hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở hoặc giấy tờ về thừa kế nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp mua căn hộ của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì hợp đồng mua bán không phải có chứng nhận của công chứng. Nếu mua, nhận tặng cho căn hộ của cá nhân thì hợp đồng phải có chứng nhận của công chứng theo quy định của pháp luật về nhà ở;

3. Bản sao có chứng thực hộ chiếu nước ngoài và một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 1, khoản 2 Điều 5, Điều 6, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 7 của Nghị định 51/2009/NĐ-CP; trường hợp bản sao hộ chiếu không có chứng thực thì khi nộp hồ sơ phải mang bản gốc để đối chiếu. Đối với văn bằng chứng minh trình độ, giấy tờ chứng nhận kết hôn do nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và có chứng nhận của cơ quan công chứng Việt Nam.
Đối với các trường hợp còn lại thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải có bản gốc các giấy tờ liên quan theo quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Nghị định này.

4. Trường hợp mua căn hộ của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì phải làm thủ tục mua bán qua sàn giao dịch bất động sản và có bản gốc giấy tờ xác nhận đã mua bán căn hộ qua sàn giao dịch theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
5. Biên lai nộp thuế, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật. Mức thuế và lệ phí trước bạ được áp dụng như công dân Việt Nam ở trong nước.
Để được tư vấn chi tiết hơn về sổ đỏ nhà đất, các thủ tục làm sổ đỏ và hồ sơ làm sổ đỏ quý khách hãy liên hệ: Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Thủ tục cấp sổ hồng

Công ty luật Bravolaw là một công ty có uy tín trong lĩnh vực tư vấn luật. Bravolaw tư vấn cho khách hàng các thông tin về sổ đỏ nhà đất, thủ tục cấp sổ hồng, sổ đỏ, quy trình làm sổ đỏ, thủ tục sang tên sổ đỏ… và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ làm sổ hồng, sổ đỏ.

Thành phần hồ sơ cấp sổ hồng :


1.  Đơn đề nghị cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu đính kèm) – 02 bản chính;
2.  Một trong các giấy tờ (02 bản sao có công chứng, chứng thực) như sau:
  • Trường hợp nhà ở do xây dựng mới thì phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất được sử dụng vào mục đích làm đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép xây dựng;
  • Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản về giao dịch đó (gồm: hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho nhà ở; giấy tờ về thừa kế nhà ở,…) kèm theo một trong những giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của bên chuyển nhượng đã được cấp theo quy định của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của bên chuyển nhượng đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của bên chuyển nhượng đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở (tài sản gắn liền với đất) theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Một trong những giấy tờ về tạo lập nhà ở trước ngày 01/7/2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) theo quy định của bên chuyển nhượng: Trường hợp nhà ở mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở, đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết kèm theo bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp nhà ở do mua nhà ở đang thuê thuộc sở hữu Nhà nước có từ trước ngày 01/7/2006 thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở. Trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thì phải có hợp đồng thuê mua nhà ở theo quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.
3.  Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở) hoặc bản vẽ sơ đồ nhà ở (nếu chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở) (Trường hợp trong giấy tờ về tạo lập nhà ở đã có bản vẽ sơ đồ và trên thực tế không có thay đổi thì không phải đo vẽ lại) – 02 bản chính.
Đối với nhà ở có phần xây dựng trên đất của chủ sử dụng khác hoặc nhà ở riêng lẻ có chung tường, khung cột với nhà ở của chủ khác thì bản vẽ sơ đồ phải có xác nhận của các chủ đó. Nếu các chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở có chung tường, khung cột không xác nhận, thì UBND cấp xã nơi có nhà ở có trách nhiệm kiểm tra xác nhận vào bản vẽ.
4.  Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì ngoài giấy tờ trên thì phải có thêm văn bản của chủ sử dụng đất đồng ý cho phép sử dụng đất xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực của UBND từ cấp xã trở lên (nếu có)- 02 bản chính;
5. Biên lai đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có)- 01bản chính;
6.  Văn bản ủy quyền đã được công chứng, chứng thực (nếu có)- 01 bản chính.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Làm mới sổ đỏ

Làm sổ đỏ

Bravolaw hiện là nhà cung cấp uy tín nhất cả nước về các thủ tục cấp đổi sổ đỏ. Liên lạc ngay với đường dây nóng để được tư vấn miễn phí.
Đối Với doanh nghiệp, hay cá nhân thì bất động sản vẫn luôn là tài sản có giá trị lớn và nhanh chóng khẳng định quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ được quan tâm hàng đầu. Thủ tục cấp sổ đỏ và chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ – CP của chính phủ, ban hành ngày 29/10/2004.
I. Bộ Hồ sơ bao gồm: 
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);
- Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

II. Các bước Trình tự, thủ tục lần lượt như sau: 
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được qui định theo hai giai đoạn:
Bước I: 
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến xác nhận của UBND phường về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất. Trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì lấy ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với qui hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
Danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công bố công khai tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời gian 15 ngày. Văn phòng này cũng phải xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.
Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo qui định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến phòng tài nguyên và môi trường.
Bước II: 
Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất.
III. Thời gian: 
Thời gian thực hiện các công việc qui định tại hai giai đoạn trên không quá 50 ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Hồ sơ làm sổ đỏ

Thành phần hồ sơ làm sổ  đỏ gồm :

thu tuc lam so do
1.  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (có mẫu, 01 bản chính);
2.  Bản sao giấy tờ về tạo lập nhà ở theo quy định tại Điều 43 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006. Đối với tổ chức trong nước đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bản sao Quyết định thành lập. Đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại việt nam (01 bản sao);
3.  Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng nhà ở theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 của Luật nhà ở, bản vẽ sơ đồ nhà ở đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 của Luật nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về tạo lập nhà ở quy định tại điểm b khoản này đã có bản vẽ sơ đồ và trên thực tế có thay đổi. (01 bản chính).
4.  Lưu ý: Bản sao các văn bản và các giấy tờ về tạo lập nhà ở, công trình xây dựng không phải công chứng; Khi đến nộp hồ sơ, người đề nghị cấp giấy phải đem theo bản chính để đối chiếu.
Số bộ hồ sơ: 01 (bộ)
Mọi thắc mắc về hồ sơ làm sổ đỏ và các vấn đề liên quan đến sổ đỏ nhà đất quý khách vui lòng liên hệ.
Công ty TNHH tư vấn Bravolaw Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Thủ tục chia tách sổ đỏ

Thủ tục chia tách sổ đỏ

Chia tách sổ đỏ
Có hai trường hợp chia tách sổ đỏ.
- Tách sổ đỏ trong trường hợp sang tên chuyển nhượng.
- Tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung.
Thủ tục của hai trường hợp này tương tự nhau, cụ thể như sau:
Hồ sơ xin tách sổ đỏ theo Điều 19, Nghị định 84/2007/NĐ-CP gồm:
- Đơn xin tách thửa của người sử dụng đất đối với trường hợp tách thửa theo yêu cầu của người sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP; Đơn xin đăng ký biến động với trường hợp tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung;
- Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật Đất đai.
- Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản đã được công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp tách sổ đỏ trong trường hợp phân chia tài sản chung, chia tài sản thừa kế.
- Hộ khẩu + CMT của những người liên quan.
2. Trình tự thực hiện.
a) Người sử dụng đất có nhu cầu xin tách sổ đỏ lập một bộ hồ sơ nộp tại Phòng Tài nguyên Môi trường.
b) Ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo Phòng Tài nguyên – Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;
c) Đối với trường hợp tách sổ đỏ mà phải trích đo địa chính thì trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới tách, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến cơ quan Tài nguyên – Môi trường cùng cấp;
d) Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên – Môi trường có trách nhiệm trình UBND cấp huyện xem xét, ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới;
đ) Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND cấp có thẩm quyền xem xét, ký và gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cơ quan Tài nguyên – Môi trường trực thuộc;
e) Ngay trong ngày nhận được Giấy chứng nhận đã ký hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, cơ quan Tài nguyên – Môi trường có trách nhiệm trao bản chính Giấy chứng nhận đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất; gửi bản lưu Giấy chứng nhận đã ký, bản chính Giấy chứng nhận đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng đăng ký QSDĐ trực thuộc; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; (trường hợp phải trích đo địa chính, thời hạn giải quyết không quá 30 ngày.)
Theo Khoản 2 Điều 120 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì phí và lệ phí tách sổ đỏ sẽ do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác định theo quy định của pháp luật và thông báo cho người xin tách sổ đỏ để thực hiện nghĩa vụ này trong quá trình thực hiện việc tách sổ đỏ.
Ở địa bàn Hà Nội, thủ tục tách sổ đỏ sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 35 Quyết định 117/2009/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Cấp đổi sổ đỏ

Cấp đổi sổ đỏ

Cấp đổi sổ đỏ - Bravolaw.vn
Cấp đổi sổ đỏ
Nghị định 88/2009 NĐ – CP về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận) có quy định việc cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận trong trường hợp bị ố, nhòe, rách, nát, hư hỏng hoặc do đo đạc lại. Như vậy người sử dụng đất và nhà ở có quyền Cấp đổi sổ đỏ mới khi giấy đã được cấp bị rách, hư hỏng, ố, nhòe hoặc do đo đặc lại. Bravolaw hướng dẫn quy trình cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này như sau:
1.Hồ sơ cấp đổi, bổ sung Giấy chứng nhận
- Đơn đề nghị Cấp đổi lại Giấy chứng nhận;
- Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp;
- Giấy CMND của người xin cấp đổi giấy chứng nhận;
- Giấy ủy quyển cho Bravolaw.
2. Bravolaw cung cấp các dịch vụ cấp lại sổ đỏ như sau:
- Tiến hành soạn hồ sơ cấp đổi sổ đỏ  cho khách hàng;
- Đại diện khách hàng giao dịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thông báo khách hàng tiến trình giải quyết hồ sơ cấp đổi sổ đỏ;
- Đại diện khách hàng nhận kết quả là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
3. Dịch Vụ Hậu Mãi
Khi Qúy khách hàng sử dụng dịch vụ của BRAVOLAW, chúng tôi cam kết :
- Giảm giá 10 % cho lần sử dụng dịch vụ tiếp theo;
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí (nếu có yêu cầu).
Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi nếu quý khách đang có nhu cầu tư vấn về các vấn đề về sổ đỏ nhà đất - đất đai, làm sổ đỏ, nhà ở hay các yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý khác. Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Cấp lại sổ đỏ

Thủ tục Cấp lại sổ đỏ

Bravolaw cung cấp các dịch vụ làm sổ đỏ, cấp lại sổ đỏ, sang tên sổ đỏ và tư vấn cho khách hàng về thủ tục làm sổ đỏ, sổ hồng, hồ sơ xin cấp sổ đỏ,...với chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá cả thấp nhất.


Mất sổ đỏ kiến bạn không thể tiến hành các thủ tục bán, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê...Hãy liên hệ với Chúng tôi để trong một khoảng thời gian ngắn nhất bạn đã được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:
  •   Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
  • Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy;
  • Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Nội dung các công việc thực hiện của công ty chúng tôi:
  • Tư vấn cho các bên về việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc xin cấp lại giấy chứng nhận;
  • Làm việc với công ty Địa chính để đo kích thước thửa đất (Trong trường hợp cần phải đo đạc);
  • Tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất;
  • Theo dõi hồ sơ đăng ký để bảo đảm tính hợp lệ của hồ sơ;
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Hồ sơ làm lại sổ đỏ

Hồ sơ làm lại sổ đỏ bao gồm:

Người đề nghị cấp lại Sổ đỏ nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Sổ đỏ, gồm:
-         Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
-         Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Sổ đỏ ba (03) lần trong thời gian không quá mười (10) ngày trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đối với hộ gia đình và cá nhân thì phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất Sổ đỏ tại trụ sở UBND cấp xã trong thời gian mười lăm (15) ngày.
-         Trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn thì không phải có giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất, giấy niêm yết thông báo mất giấy nhưng phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU TẠI BRAVOLAW

TƯ VẤN ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN THƯƠNG HIỆU TẠI BRAVOLAW:

Khách hàng tư vấn Đăng ký độc quyền thương hiệu tại BRAVOLAW sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn trước khi Đăng ký độc quyền thương hiệu:
Bravolaw sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động Đăng ký độc quyền thương hiệu như:
- Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ thương hiệu) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với lĩnh vực quý công ty đang kinh doanh.
- Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên thương hiệu, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi đăng ký độc quyền.
- Tư vấn những yếu tố được đăng ký độc quyền, những yếu tố không nên đăng ký độc quyền.
- Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của thương hiệu.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Đăng ký độc quyền thương hiệu, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Đại diện hoàn tất các thủ tục Đăng ký thương hiệu cho khách hàng:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Bravolaw sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký độc quyền thương hiệu cho khách hàng;
- Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký độc quyền thương hiệu cho khách hàng;.
- Nhận giấy chứng nhận Đăng ký độc quyền thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Theo dõi xâm phạm Thương hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp Thương hiệu với các chủ đơn khác.
Mọi chi tiết xin liên hệ 

Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Giá trị to lớn của thương hiệu

Trước hết, thương hiệu là có giá trị và có thể định lượng được bằng tiền. Mỗi năm, tổ chức Interbrand đều tiến hành định giá thương hiệu và công bố danh sách 100 thương hiệu có giá trị cao nhất trên thế giới. Bảng xếp hạng mới nhất là công bố vào tháng 7/2006 với những thương hiệu có giá trị nhiều tỷ đô la như Cocacola 67 tỷ đô la, Sam Sung trên 16 tỷ, HSBC 11,6 tỷ v.v. 100 thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến từ nhiều quốc gia khác nhau và từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau từ hàng tiêu dùng cho đến thời trang, điện toán, tài chính ngân hàng v.v. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là tổng giá trị của 100 thương hiệu hàng đầu này có giá trị gần 1000 tỷ đô la, xấp xỉ tổng thu nhập của 63 quốc gia nghèo nhất trên thế giới (nơi có tới gần một nửa dân số thế giới đang sinh sống).
- Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho chủ nhân cơ hội thu được một mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại. Chỉ cần tháo mác Raph Lauren ra khỏi chiếc áo sơ mi, ai trong chúng ta có thể sẵn lòng chi trả 300.000 đồng (đã thấp hơn 200.000 đồng so với giá thực khi có mác) cho chiếc áo này? Chắc sẽ không quá khó để có câu trả lời.
- Thương hiệu mạnh giúp cắt giảm chi phí. Ngân hàng Gia Định và ACB sẽ đầu tư bao nhiêu tiền để có thêm một khách hàng biết về mình, hay mua dịch vụ của mình, hay trung thành với mình? Chắc hẳn chúng ta không có câu trả lời chính xác nhưng chắc chắn, khoản đầu tư sẽ không giống nhau (bằng nhau về giá trị) và thương hiệu nào sẽ phải đầu tư ít tiền hơn hẳn chúng ta cũng có thể suy luận được.
- Thương hiệu mạnh củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp. Thế giới là thay đổi. Bất kỳ thương hiệu nào cũng phải đối đầu với thách thức từ sự thay đổi này. Nhu cầu người tiêu dùng có thể thay đổi, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường ngày càng nhiều, những sự cố luôn rình rập doanh nghiệp dạng Xe Super dream bị gãy cổ lái, Tổng giám đốc ngân hàng đã bỏ trốn, Sữa tươi làm từ sữa bột, Nước tương có thể gây ung thư,.. Đối đầu với sự thay đổi này, các lợi thế so sánh hữu hình dạng giá thành hạ, công nghệ cao, vốn lớn, sản phẩm chất lượng, v.v sẽ là rất quan trọng nhưng khó có thể duy trị vị thế của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh giúp tạo ra khách hàng trung thành. Mà khách hàng trung thành thì không bao giờ rời bỏ thương hiệu mạnh chỉ vì những thay đổi nhỏ và càng không dễ dàng rời bỏ ngay mà luôn bao dung, rộng lòng chờ đợi sự thay đổi của thương hiệu mà mình trung thành. “Dù ai nói ngửa nói nghiêng, thì thương hiệu cũ ta đây cứ xài” hẳn cũng đúng phần nào khi diễn tả cho tình huống này.

Bạn muốn đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm của mình? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và đáp ứng yêu cầu của bạn một cách hoàn hảo nhất!

Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo

Dịch vụ đăng ký bảo hộ logo

Dịch vụ tư vấn Đăng ký bảo hộ Logo của Bravolaw đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi tư vấn Đăng ký bảo hộ Logo tại Bravolaw

dich vu dang ky bao ho logo

Khách hàng tư vấn Đăng ký bảo hộ Logo tại Bravolaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn Đăng ký bảo hộ Logo:

  • Tư vấn những quy định của pháp luật về Đăng ký bảo hộ Logo;
  • Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết;
  • Tư vấn tra cứu Logo thương hiệu;
  • Tư vấn thủ tục Đăng ký bảo hộ Logo;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chuẩn cho việc Đăng ký bảo hộ Logo;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

2.  Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của giấy tờ

  • Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  • Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Đăng ký bảo hộ Logo, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
  • Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

3. Thủ tục Đăng ký bảo hộ Logo

Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Bravolaw sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký bảo hộ Logo cho khách hàng;
  • Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký bảo hộ Logo cho khách hàng;
  • Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ Logo tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng;
  • Theo dõi xâm phạm Logo, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
  • Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp Logo với các chủ đơn khác.

4. Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng:

Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi thanh lý hợp đồng dịch vụ, Bravolaw vẫn tiếp tục cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi như:
  • Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua http://bravolaw.vn
  • Tư vấn miễn phí qua hotline: 0947 074 169 – 04 858 776 41 – 04 858 776 42
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về thủ tục đăng ký bản quyền logo.

Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trong quá trình hội nhập hiện nay, vấn đề thương hiệu là một vấn đề đã, đang thu hút được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp để khẳng định bản sắc của mỗi doanh nghiệp trên thị trường và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu.
Với phương châm “luôn sát cánh cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên hội nhập”, Công ty BRAVOLAW cam kết mang đến cho Qúy khách hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng
Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, việc đăng ký bảo hộ độc quyền về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu.
Doanh nghiệp của quí vị đang xây dựng và phát triển thương hiệu, quý vị đã đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu cho doanh nghiệp mình chưa? Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Công ty chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.
Công ty tư vấn Luật Bravolaw
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Thương hiệu, logo và nhãn hiệu

Thương hiệu, logo và nhãn hiệu

Phương Tây, thuật ngữ tiếng Anh “brand” (nhãn hiệu) bắt nguồn từ việc đánh dấu sản phẩm bằng vết đốt (to burn) do người Ai Cập, La Mã… áp  dụng, trước tiên là trên đàn gia súc và sau đó là trên các sản phẩm tiểu, thủ công nghiệp của mình, nhằm phân biệt với sản phẩm cùng loại của người khác trong việc bảo đảm sự tín nhiệm và khả năng mua lại sản phẩm của khách hàng (Vincent Carratu, Commercial Counterfeighting). Trong một thời gian dài, do trình độ sản xuất và phát triển của xã hội còn hạn chế, người tạo ra sản phẩm thường chỉ có thể bán trực tiếp sản phẩm của mình trên một địa bàn hẹp gần nơi sản xuất. Việc vận chuyển hàng hoá đi xa, vượt biên giới quốc gia, rồi xuyên lục địa, nói chung là do giới thương nhân đảm nhiệm. Mỗi thương nhân có thể kinh doanh nhiều loại hàng hoá đi xa, vượt biên giới quốc gia, rồi xuyên lục địa, nói chung là do giới thương nhân đảm nhiệm. Mỗi thương nhân có thể kinh doanh nhiều loại hàng hoá mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, và thuật ngữ “trade name” được dùng để chỉ danh xưng mà họ sử dụng trong các giao dịch thương mại.

Tình hình cũng tương tự như vậy ở Phương Đông vào thời cổ đại và trung đại. Trong xã hội Trung Quốc, với sự phân biệt thành bốn giai tầng xã hội chính: sĩ – nông – công – thương, trong hoạt động thương mại, mỗi thương nhân sử dụng một “thương hiệu” riêng nhằm phân biệt mình với các nhà buôn khác. Tại Việt nam, trước ngày thống nhất đất nước, ở miền Nam có Luật 13/57 (1-8-1957) quy định về “nhãn hiệu sản xuất” và “thương hiệu”. Ở thời điểm đó, khái niệm “thương hiệu” chỉ được chú nghĩa là “tên của hiệu buôn” (Thanh Nghị, Tự điển Việt Nam); nhưng trong Luật 13/57 nêu trên, nếu “nhãn hiệu sản xuất” rõ ràng là ứng với sản phẩm của các nhà sản xuất, thì “thương hiệu” không chỉ ứng với hoạt động của các thương nhân, mà còn bao hàm cả các loại hình hoạt động dịch vụ của mọi loại hiệu, tiệm, ngân hàng, hãng bảo hiểm…

Sự mở rộng ngữ nghĩa đó có cơ sở kinh tế – xã hội của nó: sau cách mạng công nghiệp, năng suất sản xuất được nâng cao và giao thông phát triển, các nhà sản xuất dần dần mở rộng không chỉ hoạt động thương mại mà cả hoạt động cung ứng dịch vụ của chính mình. Bên cạnh đó là sự phát triển của hàng loạt loại hình dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống và guồng máy sản xuất, kinh doanh, đẩy tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực dịch vụ lên cao trong cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP) và trong ngôn ngữ quản trị, hoạt động thương mại dần dần được coi là một loại hình của hoạt động dịch vụ. Trong tiếng Anh, thuật ngữ “corporate name” được dùng để chỉ tên của một doanh nghiệp bất kỳ có thể có hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất hoặc/và thương mại hoặc/và dịch vụ. “Tên doanh nghiệp” (corporate name) nói chung thường bao gồm ba yếu tố: loại hình công ty, lĩnh vực kinh doanh, và phần tên riêng mang tính phân biệt, thí dụ: [Công ty cổ phần] [Cao su] [sài Gòn – Kym Đan]. Trên thực tế, trong đa số các giao dịch, rõ ràng sẽ gặp nhiều bất tiện nếu phải xưng danh đầy đủ nhưng dài dòng như vậy, tên doanh nghiệp thường chọn một danh xưng vắn tắt tạo thuận lợi hơn cho sự nhận biết và truyền thông về doanh nghiệp của mình. Danh xưng đó thường chính là hoặc xuất phát từ phần tên riêng nằm trong tên doanh nghiệp (trong ví dụ trên là (Kym Đan), và thuật ngữ “trade name” hiện nay được dùng để chỉ một nhãn hiệu (brand) đã được đăng ký độc quyền (David A. Weinstein, How to project your business, professional and brand name). Với các ghi nhận trên, có thể thấy thuật ngữ “thương hiệu” trong tiếng Việt chính là có hàm nghĩa tương thích với thuật ngữ “trade name”.
Trong hệ thống văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam, thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” được dùng để chỉ dấu hiệu nhằm phân biệt các sản phẩm cùng loại do các nhà sản xuất khác nhau đưa ra thị trường; còn để phân biệt các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau, có điều 97 Bộ luật Dân sự quy định về “Tên pháp nhân”, có điều 24 Luật Doanh nghiệp quy định về “Tên doanh nghiệp”, điều 24.1 trong Luật Thương mại quy định về “Tên thương mại” của thương nhân,… với hàm nghĩa thống nhất với nhau. Tiếp theo đó, điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định về việc bảo hộTên thương mại”, được hiểu là tên gọi của mọi tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp. Thuật ngữ “Thương hiệu” trước đây không hiện diện trong hệ thống văn bản pháp lý, chỉ được công luận sử dụng rộng rãi gần đây, và đã có tác động nhất định, đủ để bắt đầu được đưa vào sử dụng trong một số chính sách có liên quan.

Bên cạnh đó, có khi doanh nghiệp còn sử dụng cả lô-gô (biểu tượng kinh doanh) để thể hiện thêm các nét đặc trưng riêng của công ty như: lĩnh vực kinh doanh, triết lý hoặc tư tưởng kinh doanh, truyền thống hoặc nét văn hoá của doanh nghiệp, và có khi chỉ là một sự cách điệu hình hoạ tên công ty nhằm minh hoạ, nhấn mạnh, hoặc kết tụ các nét tính cách trong kinh doanh…

Điều trước tiên cần phải phân biệt rõ là, trong khi tên thương mại (tên công ty/tên doanh nghiệp/tên cơ sở kinh doanh…), thương hiệu (trade name) và biểu tượng kinh doanh (logo) thiên về hướng phản ánh mặt chủ quan của doanh nghiệp: xuất xứ, quy mô, tầm cỡ, sức mạnh chuyên môn, phong cách kinh doanh…; thì trong quá trình được đính lên sản phẩm để đi vào thương trường, một sản phẩm mang nhãn lại phải tập trung theo hướng tìm hiểu, đáp ứng và thể hiện mặt khách quan của các mối quan hệ: nhu cầu, ước muốn, nét tính cách của khách hàng, điểm khác biệt so với nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh… theo đó, ở góc độ tinh thần, các giá trị và các nét tính cách của thương hiệu/lô-gô và các giá trị và các nét tính cách của nhãn hiệu có thể hội tụ hoặc trùng nhau, mà cũng có thể phân kỳ hay tách biệt.

Với các công ty kinh doanh đơn ngành hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực gần nhau hay có tính bổ trợ lẫn nhau, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, giá trị của nhãn hiệu thường được bảo đảm bởi chính uy tín, năng lực và phong cách của doanh nhân hoặc công ty (có khi người ta dùng cả tên, họ cá nhân hoặc gia đình để đặt tên công ty). Khi đó, doanh nghiệp dễ có thói quen sử dụng chính thương hiệu hoặc lô-gô của công ty (vốn để phân biệt các doanh nghiệp với nhau) làm nhãn hiệu (vốn để phân biệt các hàng hoá/dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau). Dễ dàng nhận thấy điều đó qua nhiều ví dụ: Ngân hàng Á Châu với lô-gô là chữ ACB cách điệu, tiệm bánh Như Lan với lô-gô là con gà trống, Công ty Vifon với lô-gô chiếc lư hương,… Đó là lý do khiến nhiều người đành đồng ý nghĩa của hai thuật ngữ “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”.

Với các công ty kinh doanh đa ngành, hoặc do cần thiết phải tiến hành phân mảng thị trường (segmentation) nhằm đáp ứng cao nhất các ước muốn và đặc điểm đa dạng của các nhóm khách hàng khác nhau, doanh nghiệp lại thường có xu hướng phát triển một tập các nhãn hiệu (brand portfolio) mà trong đó, mỗi nhãn hiệu sẽ dành để phục vụ một phân mảng thị trường mục tiêu (target segment) khác nhau. Các thí dụ như: Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn (với lô-gô là chữ SCC cách điệu không dùng làm nhãn hiệu) với các nhãn hiệu Miss Saigon, Cindy…; công ty Honda Việt Nam với Cub, Dream, Spacy, Future, Wave… Ngay cả khi các sản phẩm của công ty được sản xuất tại cùng một phân xưởng hay thậm chí bởi cùng một dây chuyền công nghệ, thì trong mối tương tác với khách hàng, mỗi nhãn hiệu lại mang một hoặc một số nét tính cách riêng biệt. Đòi hỏi về sự khác biệt trong nét tính cách đôi khi còn đi xa đến mức cần phải tạo cho một nhãn hiệu mới một sự nhận biết độc lập với các liên tưởng hiện có về thương hiệu và/hoặc các nhãn hiệu đang sử dụng, như trường hợp “lăng xê” nhãn hiệu “Number 1” của Công ty Bia Bến Thành.

Như vậy, trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn sử dụng một tập các dấu hiệu tiếp thị trong đó có các nhãn hiệu. Mỗi dấu hiệu có vai trò riêng của mình. Bản thân việc sử dụng thuật ngữ nào để gọi chúng chỉ mang tính quy ước và không quan trọng bằng việc phân định và quản trị chúng một cách nhất quán.

Tra cứu khả năng bảo hộ logo

Tra cứu khả năng bảo hộ logo

Trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ logo quý khách nên tra cứu để đánh giá khả  năng bảo hộ của các nhãn hiệu. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu của Quý khách có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký trước đó cho cùng loại hoặc tương tự sản phẩm/dịch vụ và có khả năng bảo hộ hay không.
Kết quả tra cứu còn giúp Quý khách hàng khẳng định việc sử dụng nhãn hiệu cho tới thời điểm tra cứu là có vi phạm quyền SHCN của một bên nào khác hay không, trên cơ sở đó cũng có thể nghiên cứu để xây dựng một thương hiệu mới.
Tài liệu cần thiết cho việc tra cứu nhãn hiệu:
  • Mẫu nhãn hiệu cần tra cứu
  • Danh mục sản phẩm/ dịch vụ cần tra cứu. (Qúy khách hàng nên liệt kê chi tiết các sản phẩm/dịch vụ cần đăng ký để có cơ sở phân nhóm.)
Thời gian tra cứu: Kết quả tra cứu thông thường có sau 1 ngày làm việc
Đê được tư vấn chi tiết thêm về đăng ký bảo hộ logo quý khách vui lòng liên hệ:  

Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại

Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là gì?
Chúng ta có thể đều đã nghe nói tới những hợp đồng nhượng quyền có giá trị hàng tỉ đô la. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nhượng quyền thương mại là gì?
Một nhượng quyền thương mại là một sự thỏa thuận hay cấp phép giữa hai tổ chức pháp lý độc lập trong đó cho phép :
  • Bên nhận quyền có quyền tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ sử dụng phương pháp hoạt động của bên giao quyền.
  • Bên nhận quyền có trách nhiệm phải trả cho bên giao quyền các khoản phí cho các quyền lợi này.
  • Bên giao quyền có trách nhiệm phải cung cấp các quyền lợi và trợ giúp cho bên nhận quyền.
  • Bên giao quyền: 1. Sở hữu thương hiệu 2. Cung cấp các trợ giúp: đôi khi là tài chính, quảng cáo, tiếp thị và đào tạo. 3. Nhận các phí.
  • Bên nhận quyền: 1. Được phép sử dụng thương hiệu. 2. Mở rộng kinh doanh với sự trợ giúp của bên giao quyền. 3. Trả phí.
1. Cơ sở pháp lý:
  • Luật Thương mại năm 2005.
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
2. Cơ quan thụ lý
Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.

3. Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền thương mại:

  •  Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).
  • Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
(Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)
4.Thời gian thụ lý hồ sơ.
- Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
- Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
- Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
5. Biểu phí luật sư;
Mức phí luật sư được tính toán dựa trên sự phức tạp của yêu cầu công việc và khối lượng công việc thực tế. Phí luật sư sẽ được thông báo sau khi đã làm rõ yêu cầu của bên cần tư vấn.
Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH tư vấn Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

12 xu hướng kinh doanh nhượng quyền năm 2012

Theo tạp chí Entrepreneur (Mỹ) vừa công bố 12 xu hướng phát triển của các lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Mỹ trong năm 2012. Các lĩnh vực như chăm sóc trẻ em và người già vẫn không ngừng tăng trưởng trong nhiều năm qua và chưa có dấu hiệu dừng lại. Dịch vụ spa và chăm sóc sức khỏe vừa chen chân vào lĩnh vực franchise trong vài năm gần đây nhưng đã có sự phát triển khá ấn tượng.
Dù mới hay cũ, tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực franchise đều có dấu hiện lớn mạnh trong năm 2012 dù tình hình kinh tế chưa mấy khả quan. Danh sách này không phải là một bảng xếp hạng và không đề cập đến bất kỳ công ty nhượng quyền thương mại cụ thể nào.
Dù có là xu hướng hay không thì trước khi quyết định đầu tư, bạn nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư. Tham khảo cẩn thận thông tin, tư vấn với một luật sư và kế toán, nói chuyện với những người đã và đang kinh doanh nhượng quyền để tìm hiểu xem lĩnh vực kinh doanh nào phù hợp với mình.
Burger
 






Hàng loạt nhà hàng burger nối tiếp nhau ra đời với sự dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh và thực đơn mở rộng để tăng tính cạnh tranh.
Chăm sóc trẻ em
Chăm sóc trẻ em luôn là nhu cầu rất lớn. Franchise trong lĩnh vực này cung cấp cho các bậc cha mẹ một loạt các lựa chọn khác nhau, từ người giữ trẻ đến các trung tâm chăm sóc giáo dục trẻ em.
Giáo dục trẻ em
Trẻ em ngày nay năng động hơn bao giờ hết, và cho dù cho các em (hoặc các bậc phục huynh) quan tâm đến nghệ thuật và hàng thủ công, thể thao và phòng tập thể dục khoa học máy tính thì luôn có một cơ sở kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó.
Thể hình
Ngành công nghiệp thể dục thể thao sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Và các nhà đầu tư sẽ tìm thấy rất nhiều các lựa chọn nhượng quyền trong lĩnh vực này bao gồm cả các lớp học khiêu vũ, võ thuật, boxing…
Dịch Vụ Y Tế
Những năm gần đây đã thấy một sự đột biến của các công ty tìm kiếm để thu hút bác sĩ vào gấp nhượng quyền thương mại, với các dịch vụ đa dạng như giảm cân, vật lý trị liệu, dịch vụ chỉnh hình và chăm sóc khẩn cấp.
Cửa hàng bán lẻ
Các cửa hàng bán lại đang bước vào một thời kỳ phục hưng nhờ sự chịu chi người tiêu dùng. Cửa hàng quần áo thống trị lĩnh vực này nhưng bạn có thể tìm thấy các mặt hàng điện tử, thể thao và cả nhạc cụ.
Subway năm nay đã vượt qua McDonald để trở thành chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới – một minh chứng cho bánh mì sandwich phổ biến như thế nào. Tuy có một gã khổng lổ “ngán đường” nhưng các chuỗi nhượng quyền kinh doanh bánh sandwich nhỏ hơn vẫn còn tìm thấy rất nhiều cơ hội để phát triển.
Chăm sóc người già
Với thế hệ bùng nổ dân số đầu tiên bước sang tuổi 65 năm nay, thị trường vốn đã lớn mạnh của dịch vụ này bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ hơn. Franchise mở rộng từ các dịch vụ chăm sóc đơn giản cho đến chăm sóc y tế, vị trí hỗ trợ sinh hoạt, di chuyển…. cho người già.
Dịch vụ Spa
Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ xa xỉ như massage, spa vẫn phát triển mạnh trong điều kiện kinh tế khó khăn phần lớn nhờ mô hình kinh doanh dựa trên thẻ thành viên.
Dịch vụ gia sư
Giáo dục là một trong những lĩnh vực mà các bậc cha mẹ không bao giờ tiết kiệm, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các trung tâm dạy kèm hoạt động theo hình thức nhượng quyền tiếp tục phát triển.

Để làm nhượng quyền thương mại thành công

Ý thức của mọi người về kinh doanh nhượng quyền đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây khi được hỏi về khái niệm này nhiều người ngỡ ngàng nhưng bây giờ rất nhiều doanh nghiệp biết đến khái niệm này. Kinh doanh nhượng quyền đang phát triển ở Việt Nam và theo dự đoán trong những năm tới hoạt động này sẽ rất nhộn nhịp. Từ nửa đầu năm nay, các công ty nước ngoài âm thầm vào Việt Nam để tìm hiểu về thị trường kinh doanh nhượng quyền. Dự đoán trong năm tới các đại gia trong lĩnh vực này như McDonald, Pizza Hut, Seven-Eleven… sẽ xuất hiện. “Xa lộ” nhượng quyền là con đường tốt nhất để những thương hiệu xa xôi đến được nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Vậy tại sao Việt Nam lại không thông qua xa lộ này để xâm nhập thị trường nước ngoài. Vậy tại sao cần kinh doanh nhượng quyền? Lý do chính là để chia sẻ rủi ro và gánh nặng về quản lý khi một doanh nghiệp nào đó muốn bành trướng thương hiệu ra nhiều thị trường.
Một doanh nghiệp khi phát triển thương hiệu thường đặt ra những câu hỏi như nên tự đầu tư hay hợp tác? Nếu tự đầu tư thì lãi được hưởng hết, nhưng lỗ doanh nghiệp cũng phải chịu hết, song khi hợp tác thì lãi, lỗ được san sẻ cho nhau trong khi khả năng vốn của doanh nghiệp thì luôn hữu hạn.
Lấy ví dụ với Phở 24, thương hiệu này đã được phát triển rất tốt bằng hình thức nhượng quyền. Phở 24 dự kiến sẽ có mặt tại Tokyo vào tháng 3/2007. Nếu không thông qua hình thức nhượng quyền việc có mặt tại thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới như Tokyo đối với Phở 24 sẽ rất khó khăn, chẳng hạn như việc tìm kiếm và thuê mặt bằng, tuyển dụng lao động… và để mở một cửa hàng tại thành phố này phải cần đến nửa triệu USD. Không chỉ ở Nhật, Phở 24 còn có kế hoạch mở cửa hàng tại Mỹ, Trung Quốc… theo hình thức nhượng quyền.
Phát triển nhượng quyền không chỉ có lợi cho doanh nghiệp như thu phí chuyển quyền, nhân rộng thương hiệu…, mà còn cho cả nền kinh tế vì thông qua đó nhiều sản phẩm của Việt Nam được tiêu thụ trong nước và ở nước ngoài nhờ những hợp đồng ràng buộc sử dụng nguyên phụ liệu Việt Nam.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong lĩnh vực này. Theo Mark Siebert, một chuyên gia tư vấn kinh doanh nhượng quyền của Entrepreneur, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của iFrancise Group Inc., một công ty tư vấn giúp các doanh nghiệp đánh giá tiềm năng về kinh doanh nhượng quyền, phát triển và hoàn thiện các hệ thống nhượng quyền hiện đại, để làm nhượng quyền thương mại thành công cần phải có những yếu tố sau đây:
1. Ý tưởng kinh doanh độc đáo: Một franchisor không thể thành công nếu đi theo bước chân franchise3.jpgcủa những người khác. Một ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang nét đặc thù riêng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của một hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Nhưng điều đó không có nghĩa là ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp phải là ý tưởng đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Tính độc đáo có thể chỉ đơn giản là một công thức chế biến mới, cung cách phục vụ mới, chiến dịch tiếp thị mới, làm mới một sản phẩm hay dịch vụ cũ…Điều quan trọng là ý tưởng đó phải giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh khác khó thể theo kịp.
2. Ý tưởng phái có tính khả thi: Dù ý tưởng có độc đáo đến đâu, doanh nghiệp làm kinh doanh nhượng quyền cũng khó thành công nếu không có tính khả thi, được hiểu là ý tưởng kinh doanh tạo ra lợi nhuận thật sự cho doanh nghiệp. Không ai muốn mua lại một ý tưởng kinh doanh hay quyền sử dụng thương hiệu (tức trở thành các franchisee) nếu họ phải bỏ ra quá nhiều vốn đầu tư ban đầu nhưng lợi nhuận thu được không là bao. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệp làm nhượng quyền khi muốn mở rộng thêm nhiều chi nhánh nhượng quyền là phải nghĩ ra những cách để giảm vốn đầu tư ban đầu cho các chi nhánh này.
3. Bắt đầu bằng một kế hoạch: Thành công của kinh doanh nhượng quyền không đến một cách tình cờ mà đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kế hoạch xuyên suốt ngay từ đầu. Việc lên kế hoạch phải bắt đầu bằng việc tìm hiểu bức tranh tổng thể về cạnh tranh và những đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp. Dù cho ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp có độc đáo đến mấy, doanh nghiệp cũng phải có một số đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu xem các chi nhánh nhượng quyền đánh giá mình như thế nào khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
4. Xây dựng một giá trị: Để trở thành một McDonald’s thứ hai, doanh nghiệp làm kinh doanh nhượng quyền cần phải xây dựng được một giá trị mạnh. Các tập đoàn kinh doanh nhượng quyền lớn đã tồn tại lâu năm thường xây dựng được những nhãn hiệu rất có giá trị và phải mất nhiều năm đầu tư quảng bá. Các tổ chức kinh doanh nhượng quyền mới hơn, do đang sở hữu các nhãn hiệu chưa được nổi tiếng bằng, cần tập trung vào những yếu tố khác tạo ra giá trị như: nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hậu cần…
5. Một kế hoạch tiếp thị: Tương tự như trường hợp một doanh nghiệp cần thu hút vốn đầu tư bằng việc bán cổ phiếu, các doanh nghiệp làm nhượng quyền cũng cần phải đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, PR (quan hệ công chúng) một cách chuyên nghiệp để thu hút các chi nhánh nhượng quyền.
6. “Chọn mặt gửi vàng”: Không phải ai cũng có thể trở thành một chi nhánh nhượng quyền. Toàn bộ hệ thống các cơ sở kinh doanh theo hình thức nhượng quyền sẽ bị thất bại nếu các chi nhánh nhượng quyền không có khả năng vận hành một doanh nghiệp sinh lợi và đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cũng như những trải nghiệm tích cực về dịch vụ có giá trị. Khả năng tài chính vững mạnh là một trong những tiêu chuẩn để chọn một chi nhánh nhượng quyền. Bên cạnh đó, một chi nhánh nhượng quyền cũng cần phải hội đủ những yêu cầu khác như sự đam mê, tình cảm dành cho nhãn hiệu mà mình muốn kinh doanh, khả năng lãnh đạo, tác nghiệp tốt…
374457.jpg7. Xem quản lý chất lượng về công việc quan trọng nhất: Khi đã chọn ra được các chi nhánh nhượng quyền, một trong những điều thử thách nhất, quyết định đến sự tăng trưởng nhanh chóng của một hệ thống nhượng quyền là việc quản lý chất lượng. Hệ thống franchse sẽ không thể phát triển nếu các chi nhánh nhượng quyền khác nhau đem đến cho khách hàng những sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng không giống nhau. Để tạo ra chất lượng đồng nhất, doanh nghiệp cần phải lập ra các nguyên tắc, quy trình làm việc chuẩn và phổ biến chúng đến tất cả các chi nhánh nhượng quyền. Bên cạnh đó, nên thường xuyên đào tạo cho các chi nhánh nhượng quyền về việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình làm việc này.
8. Vốn liếng: Làm nhượng quyền đòi hỏi không cần phải có quá nhiều vốn đầu tư nhưng điều đó không có nghĩa là có thể xem nhẹ yếu tố này, nhất là khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động.
9. Một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm: Công việc chính của một tổ chức nhượng quyền là bán quyền sử dụng nhãn hiệu, các bí quyết, quy trình kinh doanh và hỗ trợ các chi nhánh nhượng quyền. Nếu không có được một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, doanh nghiệp khó có thể thực hiện tốt công việc này, nhất là khi hệ thống nhương quyền đang được mở rộng quá nhanh.
10. Các kế hoạch dự phòng cho những thay đổi trên thị trường: Để đảm bảo cho sự thànhcông lâu dài, doanh nghiệp cần phải dự báo tình hình cạnh tranh trên thị trường trong tương lai, đặt ra câu hỏi ai sẽ là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai và chuẩn bị trước các rào cản để ngăn chặn sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh này. Một trong những rào cản chắc chắn nhất là một nhãn hiệu mạnh. Hoặc đó có thể là một bằng phát minh cho ý tưởng độc đáo của doanh nghiệp. Nên nhớ rằng ngay cả McDonald’s cũng không thể trở thành McDonald’s như hiện nay sau một đêm mà đó là kết quả của một quá trình vượt lên các đối thủ cạnh tranh từng ngày, từng năm để đáp ứng những thay đổi không ngừng của thị trường.mcdonald.jpgTuy nhiên, phát triển kinh doanh nhương quyền không phải không gặp khó khăn và thách thức. Đó là những khó khăn như kiểm soát, quản trị đối tác, nguồn hàng cung cấp, nhân sự chuyên trách và bảo hộ thương hiệu.Nếu vướng phải những điều sau đây thì nên cân nhắc việc trở thành một chi nhánh nhượng quyền:
1. Không biết chắc khả năng sinh lợi.
Đa số các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu (franchiser) thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho các chi nhánh nhượng quyền về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà các chi nhánh nhượng quyền mua lại. Điều này làm cho các chi nhánh nhượng quyền không đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư. Ngay cả khi các chi nhánh nhượng quyền cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì họ cũng chỉ cung cấp các số liệu không mấy hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả thật sự của việc đầu tư.
2. Chi phí ban đầu quá cao.
Trước khi mở ra một doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền, các chi nhánh nhượng quyền thường trả một loại phí nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài loại phí này, có thể các chi nhánh nhượng quyền còn phải mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập như mua sắm các máy móc, thiết bị, hàng trữ sẵn trong kho. Những chi phí đó có thể lên rất cao và doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền đó có khi phải mất mấy năm mới khấu hao hết.
3. Có quá nhiều chi nhánh nhượng quyền khác ở gần địa bàn doanh nghiệp.
Việc này thường rất xảy ra khi tổ chức nhượng quyền bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho quá nhiều doanh nghiệp trong cùng một thị trường hẹp, chẳng hạn trên một con phố ngắn có quá nhiều tiệm McDonald’s.
A4617B.jpg4. Quyền lợi của doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền theo pháp luật không được bảo vệ.
Khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại sử dụng nhãn hiệu, những tổ chức nhượng quyền thường loại bỏ các quyền lợi mà lẽ ra các chi nhánh nhượng quyền phải được hưởng theo luật pháp hiện hành của địa phương.
5. Bị hạn chế sự tự do. 
Khi tham gia một hệ thống kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của tổ chức nhượng quyền mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là các tổ chức nhượng quyền thường áp đặt giá cả, cách bài trí, thiết kế lên các chi nhánh nhượng quyền, làm hạn chế sự tự do của các chi nhánh nhượng quyền trong việc vận hành doanh nghiệp. Tất nhiên những quy định này nhằm tạo ra bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp chi nhánh nhượng quyền, nhưng nó có thể kiềm hãm sự phát triển của những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền hiệu quả hơn nếu họ được làm theo cách riêng của mình.
6. Tiền sử dụng nhãn hiệu (royalty) quá cao. 
Các chi nhánh nhượng quyền thường phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho tổ chức nhương quyền dựa trên một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán. Số tiền này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các chi nhánh nhượng quyền.
7. Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp. 
Trong nhiều trường hợp, tổ chức nhượng quyền thường chỉ định các chi nhánh nhượng quyền phải mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp nào đó. Lý do mà họ đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lý do nào đó tăng giá bán quá cao.
8. Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng. 
Sau một số năm làm chi nhánh nhượng quyền, chủ các chi nhánh nhượng quyền cảm thấy rằng họ có thể tự mở ra một doanh nghiệp tương tự và làm việc hiệu quả hơn (chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn), nhưng họ thường không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi tham gia một hệ thống nhượng quyền, các doanh nhân có thể tình tự hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình trong nhiều năm sau khi kết thúc hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
9. Chi phí quảng cáo quá nhiều. 
Nhiều chi nhánh nhượng quyền buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho tổ chức nhượng quyền, trong khi các tổ chức nhượng quyền được toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng ngân quỹ này.
10. Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng. 
Khi chi nhánh nhượng quyền có những vi phạm tuy nhỏ như đóng tiền royalty không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo các chuẩn mực mà các tổ chức nhượng quyền đưa ra, các tổ chức này có thể chấm dứt ngay hợp đồng, làm cho chủ các chi nhánh nhượng quyền bị mất trắng khỏan tiền đầu tư của mình
Để đươc tư vấn thêm về nhượng quyền thương mại và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại quý khách vui lòng liên hệ:  
Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Mua nhượng quyền: Những điều cần biết

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nếu bạn đang đứng trước lựa chọn mua nhượng quyền, những thông tin, kiến thức sau sẽ rất hữu ích.
* Hỏi: Tôi có thể thương lượng phí nhượng quyền không?
- Harish Babla - Managing Partner nhuongquyenvietnam.com trả lời: Các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền thường được chuẩn hóa càng giống nhau càng tốt, cho tất cả mọi đối tượng trong toàn hệ thống nhượng quyền thương mại. Do vậy, thông thường bạn không có nhiều cơ hội thương lượng để thay đổi phí nhượng quyền trong hợp đồng.
Điều này hoàn toàn đúng với những hệ thống nổi tiếng và chuẩn hóa lâu năm, bên nhượng quyền luôn từ chối thương lượng về mức phí nhượng quyền ban đầu hay phí nhượng quyền hàng tháng.
Tuy nhiên, đối với những hệ thống nhượng quyền mới, hay những thương hiệu muốn vào một thị trường mới, khi bên nhượng quyền quá mong muốn tham gia thị trường để chiếm thị phần, thì khả năng thương lượng về mức phí nhượng quyền có thể xảy ra.
Một số nhà nhượng quyền có thể đồng ý giảm mức phí nhượng quyền ban đầu, hay miễn phí nhượng quyền hàng tháng trong khoảng thời gian ban đầu để hấp dẫn và khuyến khích bên nhận nhượng quyền.
Bạn cũng nên cẩn thận với những hệ thống sẵn sàng giảm phí nhượng quyền một cách liều lĩnh. Bên bán nhượng quyền nên có sự tin tưởng vào mô hình kinh doanh của chính họ và chọn lọc bên mua nhượng quyền một cách khắt khe. Một khoản giảm phí nho nhỏ có thể làm cho hai bên hài lòng và đi đến thỏa thuận, nhưng việc xây dựng niềm tin lâu dài mới là điều quan trọng hơn cả.
* Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đổi ý trong một thời gian ngắn sau khi ký hợp đồng nhượng quyền?
- Luật sư Bùi Hồng Ngọc (Indochina Consult) trả lời: Bạn đừng bao giờ tham gia vào một hệ thống nhượng quyền nếu bạn chưa tự tin là mình muốn tham gia, chưa có đầy đủ khả năng hoặc chưa thu thập đủ thông tin.
Nếu phía nhượng quyền cố hối thúc bạn ký hợp đồng hoặc nói với bạn rằng có một đối tượng khác đang mong muốn ký hợp đồng này, thì bạn càng nên cẩn trọng và điều tra thêm về hệ thống đó cho đến khi bạn chắc chắn mình đã hiểu rõ.
Lý do để bạn phải chắc chắn trước khi đặt bút ký vào hợp đồng là vì bạn hoàn toàn không có cơ hội rút lui khi bạn đột ngột đổi ý. Có một số hợp đồng nhượng quyền có thời hạn cho phép rút lui rất ngắn, thông thường là 7 ngày gọi là khoảng thời gian “cooling off”, nhưng trường hợp này rất hiếm và thường xảy ra trước khi trả phí nhượng quyền.
Thông thường các hợp đồng nhượng quyền có thời hạn là 5 năm hoặc hơn, cả bên nhượng quyền hay bên nhận nhượng quyền đều không có quyền chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
Chắc chắn là trong tất cả các hợp đồng nhượng quyền đều không cho phép bên nhượng quyền rút lui một cách đột ngột ngay sau khi đã được bên nhượng quyền đào tạo và chuyển giao bí quyết kinh doanh.
Nếu bên nhận nhượng quyền rút lui bất ngờ sau khi được chuyển giao bí quyết kinh doanh, bên nhượng quyền dĩ nhiên sẽ không trả lại phí nhượng quyền ban đầu và có thể kiện bên nhận nhượng quyền ra tòa.
Bên nhận nhượng quyền có thể phải bồi thường phí tổn cho hệ thống bằng tiền phí nhượng quyền hàng tháng (đáng lẽ phải trả) nhân với một khoản nhất định. Hợp đồng nhượng quyền không tạo cơ hội cho bên nhận nhượng quyền rút lui một cách đột ngột.
* Hỏi: Tôi có thể đồng thời vừa làm công việc cũ mà vừa mua một kinh doanh nhượng quyền mới không?
- TKLee - International Partner nhuongquyenvietnam.com trả lời: Điều đó có thể xảy ra đối với một số hệ thống nhượng quyền nhưng không được khuyến khích. Cũng tương tự như việc thành lập một cơ sở kinh doanh mới, mua một cơ sở nhượng quyền đòi hỏi bạn phải toàn tâm, toàn ý và cam kết dành đầy đủ thời gian và khả năng cho nó.
Một số hệ thống nhượng quyền có thể đòi hỏi bạn tham gia đào tạo ban đầu từ vài tuần lễ đến vài tháng, do vậy bạn khó có thể vừa đi làm vừa tham gia đào tạo được. Những năm đầu tiên là thời gian khó khăn nhất để bạn hiểu hết toàn bộ hệ thống hoạt động cũng như đưa cơ sở kinh doanh của mình đi vào hoạt động ổn định.
Nếu bạn chỉ dành một nửa thời gian cho công việc kinh doanh thì sự sao nhãng có thể là nguyên nhân của thất bại.
Để được tư vấn chi tiết hơn về đăng ký nhượng quyền thương mại, quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ: Số 2 Ngõ 91/20 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại

I.Quyền của thương nhân nhượng quyền thương mại:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
  • Nhận tiền nhượng quyền;
  • Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
  • Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
(Điều 286 Luật thương mại)

II.Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
  •  Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
  • Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
  • Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
(Điều 287 Luật thương mại)

III.Quyền của thương nhân nhận quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
  •  Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
(Điều 288 Luật thương mại)

IV.Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
  • Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
  • Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
  • Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
  • Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
  • Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
(Điều 288 Luật thương mại)

V.Nhượng quyền lại cho bên thứ ba:

  • Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
  • Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.
(Điều 289 Luật thương mại)

VI.Đăng ký nhượng quyền thương mại:

  • Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
  •  Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và quy trình đăng ký nhượng quyền thương mại.

Công ty tư vấn Luật Bravolaw
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Phát triển nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại

Đối với những người có nhiều trải nhiệm về nhượng quyền, họ sẽ phải ngạc nhiên khi chứng kiến cách các doanh nghiệp thiết lập các hệ thống nhượng quyền mới, thậm chí là đối với những công ty lớn, uy tín, quốc tế, bắt đầu quy trình thiết lập hệ thống từ dưới lên – Thiết lập xây dựng các hợp đồng pháp lý. Bắt đầu với một bảng câu hỏi khảo sát dài dòng của các luật sư, họ được hỏi nhằm cung cấp thông tin cần thiết để chuẩn bị cho các hợp đồng nhượng quyền và các tài liệu sẽ được công khai. Vấn đề là những câu hỏi này lại là công cụ chính của họ trong việc xây dựng mô hình nhượng quyền.
Là một nhà nhượng quyền thương hiệu tiềm năng, bạn có thể không hoàn toàn hiểu rõ tất cả các câu hỏi hoặc không thể tự mình nhận biết được tất cả các lựa chọn có thể sử dụng trong khả năng của doanh nghiệp. Các luật sư, có hiểu biết về luật pháp và hợp đồng thường có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên, chỉ dẫn liên quan đến pháp lý. Tuy nhiên, không có được sự đánh giá đúng đắn về mọi khía cạnh của các lựa chọn, đưa ra sự lựa chọn đúng đắn mang tính chiến lược cho doanh nghiệp hay tiến hành nghiên cứu và khám phá triệt để mỗi lựa chọn, nếu như vậy thì hệ thống nhượng quyền thương hiệu rốt cục thường sẽ chỉ đảm bảo được tính hợp pháp cần thiết cho việc mở rộng hơn là những gì mà nó có thể thực sự trở thành – một mô hình phù hợp cho việc mở rộng.
 dang ky nhuong quyen thuong mai
Kể từ khi tiến trình nhượng quyền thương hiệu bắt đầu với việc xây dựng các tài liệu pháp lý, các nhà nhượng quyền mới có thể xem hệ thống nhượng quyền thương hiệu của mình như là một tài sản hợp pháp được đòi hỏi bởi những quy định của luật pháp. Những nhà nhượng quyền có kinh nghiệm hiểu rằng trong khi luật pháp là một yếu tố của nhượng quyền, thì nó thực sự chỉ là một nhân tố quan trọng trong cách thức các nhà nhượng quyền thương hiệu điều hành doanh nghiệp, ra các quyết định dựa trên sự quy định của luật pháp hoặc như thế nào đó luật tương tác với những nhà nhận quyền.

Nếu bạn nghĩ về những hợp đồng pháp lý như vị trí hàng đầu trong tiến trình phát triển nhượng quyền, thì cũng tương tự như việc một luật sư hỏi bạn những câu hỏi cần thiết để thảo ra hợp đồng cho thuê một khu dân cư trước khi các khảo sát thị trường được tiến hành, khu vực phù hợp được chọn ra, các kỹ sư thì đã hoàn thành việc xem xét cảnh quan, tòa nhà được thiết kế, tài chính được thu xếp, sự xin cấp phép được thông qua, các nhà xây dựng đã được chọn lựa hoặc thậm chí là chi phí và ban quản lý của công trình đã được biết đến. Chỉ đối với nhượng quyền thương hiệu, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên bạn phát triển một hệ thống, những vấn đề trở nên phức tạp hơn và rủi ro mở rộng ra không chỉ đối với công ty của bạn mà cả các cổ đông, trừ những nhà nhận quyền tương lai.

Hãy nhớ bạn có một doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường với bề dày lịch sử, đội ngũ quản lý kinh nghiệm, bạn đang phát triển một mô hình kinh doanh mới – một hệ thống nhượng quyền. Đây là cấu trúc nền của hệ thống nhượng quyền, cấu trúc được tạo dựng trong kinh doanh không phải cấu trúc được tạo dựng từ những thỏa thuận nhượng quyền. bởi vậy, trước khi phát triển các hợp đồng, đầu tư để tạo ra hệ thống nhượng quyền, in prochures, thuê nhân viên, lựa chọn bên nhận quyền, điều đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu rõ nhượng quyền là một công việc kinh doanh. Tất cả các tài liệu pháp lý chỉ là điều kiện để kinh doanh nhượng quyền và những điều khoản, điều kiện bạn đưa ra cho bên nhận quyền.

Quy trình phát triển nhượng quyền đặt nền tảng trên những quy định pháp lý đơn giản là không đủ để đảm bảo cho việc thiết kê, phát triển, phát triển lâu dài, quản lý và đảm bảo tài chính cho hệ thống nhượng quyền.

Vậy thì, bạn nên bắt đầu từ đâu?

Điều đầu tiên bạn cần xác định đó là, doanh nghiệp của bạn đã thật sự sẵn sàng mở rộng chưa và nhượng quyền có phải là một chiến lược đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Trước khi tồn tại một bên nhận quyền, chắc chắn phải có một nhà nhượng quyền thương hiệu. Và trước khi một công ty bắt đầu một quá trình xây dựng chương trình nhượng quyền tốn kém, cần thận trọng để kiểm tra tính khả thi của chiến lược nhượng quyền.

Chỉ sau khi cuộc kiểm tra tính chất khả thi này được tiến hành bạn mới có thể bắt đầu triển khai chiến lược nhượng quyền và việc phát triển các hợp đồng nhượng quyền là công việc cuối cùng của cả quá trình.

Một cuộc kiểm tra khả thi nhượng quyền dùng để so sánh công ty với những tiêu chuẩn điển hình được sử dụng trong nhượng quyền. Nó được thiết kế để hỗ trợ quản lý công ty trong việc tạo ra một tiêu chuẩn xác định liệu họ đã sẵn sàng cho việc mở rộng và liệu nhượng quyền có phải là chiến lược phát triển đúng đắn. Nó cũng cho phép xác định một chiến lược khác thích hợp hơn cho việc mở rộng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành kiểm tra tính khả thi, có một bài kiểm tra đơn giản được sử dụng để xác định một doanh nghiệp không thể nhượng quyền hoặc mở rộng. Nếu doanh nghiệp đang tồn tại:

Chỉ có một đơn vị

  • Có thời gian hoạt động giới hạn
  • Không sinh lời ở cấp độ đơn vị
  • Hiện thời lãi trên vốn đầu tư không hợp lý tại các đơn vị.
Nó không có khả năng nhượng quyền thương hiệu – ít nhất là chưa.

Để có khả năng nhượng quyền thương hiệu, doanh nghiệp phải thực sự là một doanh nghiệp và doanh nghiệp đó ít nhất phải sinh lời và đạt được số lãi trên vốn đầu tư hợp lí.

Hãy nghĩ về những yếu tố trong một hệ thống nhượng quyền thương hiệu mà bạn có thể đưa ra cho bên nhận quyền tương lai. Một trong những yếu tố chính là kinh nghiệm của bạn trong việc điều hành doanh nghiệp để nó có khả năng nhượng quyền. Nếu kinh nghiệm đó không hề tồn tại, hoặc quá nhỏ bé không đáng kể, tất cả những điều mà bạn đưa ra cho bên nhận quyền chỉa là cơ hội để trở thành một con chuột thí nghiệm. Trong khi những nhà tư vấn pháp lý có thể giúp bạn hợp pháp hóa hoạt động nhượng quyền từ đó bạn có thể tìm được cho mình một bên sẵn sàng nhận quyền, rủ ro thất bại cho cả bên nhận quyền và nhượng quyền là rất cao.

Khi tiến hành một cuộc kiểm tra tính khả thi, chúng ta cần cân nhắc các tiêu chuẩn về tài chính và mô hình kinh doanh. Những tiêu chuẩn này được sử dụng tùy theo ngành công nghiệp, công ty và những yếu tố quyết định khác nhưng thường rơi vào những thành phần độc lập bao gồm: Nền tảng kinh doanh cơ bản; những sản phẩm và dịch vụ của nó; công việc kinh doanh có thể được hệ thống hóa tốt như thế nào cho những bên nhận quyền mới và những bên nhận quyền hiện tại, những kỹ năng được đòi hỏi bởi bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh, tổ chức và hỗ trợ được yêu cầu để quản lý và phát triển hệ thống; khả năng mở rộng.

Không thể thảo luận đi sâu vào tất cả những yếu tố cần xem xét trong cuộc kiểm tra tính khả thi. Tuy nhiên, chúng ta hãy khảo sát một vài những điểm nổi bật.

Nền tảng kinh doanh cơ bản.

Như chúng tôi đã nói ở trên, bạn cần một doanh nghiệp đang hoạt động trước khi bạn bắt đầu nhượng quyền thương hiệu. Nhưng, việc bạn có một khu vực trong tay trước khi mở rộng nó đã thực sự đủ chưa? Trong thực tiễn, hai sẽ tốt hơn nhưng chắc rằng nhiều hơn thì được khuyến khích.

Nhiều khu vực ở các vùng lân cận khác nhau hoặc những khu vực sẽ cho bạn biết rằng liệu doanh nghiệp của bạn là một đơn vị riêng lẻ mang tính hiện tượng ở thị trường địa phương hoặc là một điều gì đủ sức thu hút với rộng rãi khách hàng. Quan trọng hơn là bạn đã điều hành doanh nghiệp của bạn bao lâu. Hiểu rõ nó hoạt động như thế nào vào những Thời điểm khác nhau, liệu nó có thể cạnh tranh thành công với những đối thủ khác, những khách hàng của nó là ai và họ thực sự nghĩ gì về thương hiệu của bạn như thế nào trong thị trường bạn đang hoạt động. Hãy nhớ rằng có những người khác đang chuẩn bị theo sau những bước chân của bạn – họ có thể dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của bạn hay không?

Điều mà bạn đang cố gắng phát triển là một chuỗi những đơn vị kinh doanh sử dụng cùng một tên gọi, thường là cùng phong cách và hầu như chắc chắn là cùng những phương pháp hoạt động. Để bảo vệ và duy trì “đặc tính thương hiệu” mà các khách hàng có thể nhận ra và tin tưởng mỗi khi họ nghe tên thương hiệu được đề cập cần đến một sự vững chắc. Việc có một doanh nghiệp mà bạn có thể làm mẫu cho sự sao chép thành công là vô cùng thiết yếu trong việc xác định sự thành công của chiến lược nhượng quyền.

Hãy không quên về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà những doanh nghiệp mua lại quyền kinh doanh thương hiệu sẽ đưa đến công chúng. Chúng có tốt không? Doanh số bán hàng dựa trên nhu cầu dài lâu của khách hàng hay chỉ là mốt nhất thời? Những sản phẩm và dịch vụ của bạn khác nhau như thế nào – và hy vọng là tốt hơn – so với của nhà cạnh tranh?

Hiểu được nhà cạnh tranh của bạn là ai, và những hành động nào mà họ chắc chắn sẽ thực hiện trên thị trường không những cho phép bạn tạo ra sự xác định rằng liệu lời chào mời của bạn đã đủ sức cạnh tranh hay chưa, nó cho phép bạn bắt đầu tiên phong thực hiện việc đáp ứng những thay đổi được đòi hỏi của thị trường. Để kiểm tra những sự lựa chọn của bạn trong việc mở rộng, bạn cũng sẽ cần xác định xem liệu khách hàng có muốn hay là cần sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai gần. Việc hiểu rõ những nhu cầu mua hàng và những sự thay đổi trên thị trường là thiết yếu trong việc hiểu được tính phổ biến lâu dài của sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Bạn có hiểu được toàn cảnh sự cạnh tranh? Có phải hầu như chắc chắn rằng các công ty khác sẽ có thể dùng đến sản phẩm và dịch vụ của bạn trong lời chào mời của họ đưa ra cho khách hàng không? Nếu bạn không nghĩ là có, hãy nhìn những gì đã xảy ra đối với thị trường sữa chua ngọt khi tất cả những cửa hàng kem và cửa hàng tạp hóa được đưa vào thêm máy sản xuất sữa chua ngọt. Bạn có để ý thấy tác động trong ngành nhượng quyền thương hiệu bánh mì vòng khi nhà bán lẻ Dunkin Donuts thêm vào sản phẩm bánh mì vòng? Bạn có tự hỏi về sức mạnh tương lai của những thị trường smoothie (một loại đồ uống gồm quả tươi, nước quả, rau củ được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố cùng với đá và sữa chua, hoặc thêm soda) khi những chuỗi cửa hàng thêm nó vào thực đơn? Họ sẽ hầu như chắc chắn phải thay đổi từ một sản phẩm đơn lẻ đơn giản chỉ để tồn tại được, nhưng điều đó sẽ làm họ mất đi nét độc đáo trong cạnh tranh.

Những thay đổi và cải tiến trong công nghệ sẽ làm được gì trong việc thu hút khách hàng? Nó sẽ làm sản phẩm và dịch vụ của bạn cần thiết hoặc không cần thiết? Bạn có nhớ rằng khi xe hơi cần một sự bảo trì mỗi 15 ngàn dặm? Ngày nay, không giống 15 năm về trước, con số này là 100 ngàn dặm và điều nó cần là dụng cụ và ý kiến chuyên môn. Hãy để ý sự giảm đi về số lượng của các cửa hàng bảo trì bảo dưỡng. Bạn có nhớ rằng khi những nhà mua bán xe hơi phải làm một công việc thật khổ sở, với các dịch vụ khốn khổ, giá cả cho một lần thay dầu còn hơn cả một chiếc xe. Ngày nay, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo trì thường xuyên của người bán. Những công nghệ được cải tiến và những thay đổi trong dịch vụ chăm sóc khách hàng chắc chắn có ảnh hưởng đến thị trường nhượng quyền thương hiệu ô tô tiếp sau và nhiều hệ thống nhượng quyền thương hiệu phải cải tiến từ chiến lược ban đầu.

Hiểu rõ vị trí cạnh tranh của bạn, không chỉ cạnh tranh với những hệ thống nhượng quyền thương hiệu khác mà còn với những người chỉ trích sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hiểu rõ những điều kiện thị trường sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn như thế nào là thiết yếu trong việc xem xét khả năng mở rộng và khả năng nhượng quyền thương hiệu.

Hệ thống hóa công việc kinh doanh

Khi khách hàng bước chân vào bất kỳ đơn vị kinh doanh nào mang thương hiệu của bạn, một điều thú vị rằng họ lựa chọn thương hiệu của bạn dựa trên những trải nhiệm đối với thương hiệu, trải nhiệm này họ tìm được ở một đơn vị kinh doanh khác mang thương hiệu của bạn hoặc được một khách hàng khác truyền đạt lại. Chính vì thế bạn phải đảm bảo tính đồng nhất của cả hệ thống, phải hệ thống hóa.

Trong suốt cuộc kiểm tra tính khả thi, để bảo đảm rằng tính kiên định ấy là khả thi yêu cầu một vài đánh giá cần được thực hiện bao gồm:

  • Liệu công việc kinh doanh ở cấp độ đơn vị có thể được phân khúc theo từng bước được xác định một cách rõ ràng theo thủ tục trong quản lý; và
  • Liệu bên nhận quyền và đội ngũ của họ có thể được huấn luyện trong khoảng thời gian hợp lý, với chi phí hợp lý để thực hiện những bước này hay không.
Sự xác định này cũng đòi hỏi cần phải có một phân tích xem liệu các bên nhận quyền tương lai hoặc nhân viên của họ có cần một vài kỹ năng đặc biệt hoặc chứng chỉ trước khi trở thành bên nhận quyền không.

Bên nhận quyền có giá trị

Tùy thuộc vào những kỹ năng và chứng chỉ được yêu cầu phải có bên nhượng quyền có thể giảm bớt số lượng các ứng viên nhận quyền và dựa vào khả năng của mình để xác định xem ai là người phù hợp với nhu cầu mở rộng của mình.

Cũng như chúng tôi đã nói “Trước khi có một bên nhận quyền thì ở đó phải có một bên nhượng quyền”. Trước khi có một hệ thống nhượng quyền thương hiệu thì phải có ai đó sẵn lòng và có thể trở thành bên nhận quyền. Họ có ở đó không?

Chỉ dự đoán có tồn tại một nhóm bên nhận quyền tiềm năng không là không đủ. Đơn giản biết ai là bên nhận quyền tiềm năng là chưa đủ. Bạn cũng cần biết liệu nhóm ứng cử viên tiềm năng này có đủ điều kiện để nhận quyền không. Thậm chí nếu bạn xác định rằng ứng cử viên tiềm năng này là tương xứng, liệu bạn có chắc rằng họ sẽ thích thú trong việc nhận quyền của bạn. Nếu họ có, liệu họ có sẵn lòng đầu tư theo yêu cầu? Trả lời những câu hỏi để xác định tính khả thi của chiến lược nhượng quyền là cần thiết để biết liệu công việc kinh doanh của bạn có thể nhượng quyền không.

Trong việc xác định liệu những ứng viên tiềm năng này có đáp ứng được những yêu cầu cho việc mở rộng của bạn không, ở một mức độ rất cơ bản, bạn cần phải xác định:

  • Những kỹ năng cơ bản nào mà doanh nghiệp mua lại quyền kinh doanh thương hiệu của bạn sẽ cần đến?
  • Họ sẽ có thể thuê nhân viên với những kỹ năng cần thiết khi họ không có những người đó không?
  • Nếu họ không thể thuê đội ngũ có kỹ năng, chương trình huấn luyện của bạn sẽ đem lại cho đội ngũ của họ những kỹ năng cần thiết hay không?

Bạn không thể đợi đến khi bắt đầu đưa ra lời chào mời cho việc nhượng quyền để có câu trả lời cho những câu hỏi về tính khả thi của chiến lược nhượng quyền. Bạn có thể nhận ra rằng bạn có tất cả những tài liệu cần thiết để mời mọi người đến buổi tiệc của bạn nhưng không có ai xuất hiện để cùng bạn thổi nến. Một trong những lý do đó là những nhà nhượng quyền mới còn ít kinh nghiệm, sự phát triển trong hệ thống của họ là những bên nhận quyền không tương xứng nếu không một cuộc kiểm tra tính khả thi đã được tiến hành trước phát triển hệ thống.

Hệ thống hỗ trợ và những khoản phí.

Bán những đặc quyền kinh doanh của mình rồi gọi mình là một nhà nhượng quyền, đơn giản là không đủ cho bạn. Mở rộng công việc kinh doanh chỉ là một mục tiếu, quản lý làm sao để hệ thống phát triển bền vững đó mới là mục tiêu dài hạn.

Những nhà nhượng quyền thương hiệu tốt ngày nay cung cấp sự hỗ trợ và những dịch vụ khác cho bên nhận quyền của họ, có thể cho họ một lợi thế cạnh tranh bền vững. Bạn có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết? Trong suốt cuộc kiểm tra tính khả thi, bạn sẽ cần phải xác định:
  • Những dạng dịch vụ hỗ trợ theo lĩnh vực nào sẽ được yêu cầu và bằng cách nào, khi nào bạn sẽ cung cấp dịch vụ đó.
  • Phí tổn của việc phát triển và cung cấp những dịch vụ đó.
Thiết lập các loại phí và những nguồn thu nhập khác sẽ là một điểm chính khi bạn bắt đầu thiết kế và triển khai hệ thống nhượng quyền thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, trong suốt cuộc kiểm tra tính khả thi, việc xác định đúng đắn các khoản thu nhập là một yếu tố có thể sử dụng để xác định xem công việc kinh doanh của bạn có thể nhượng quyền hay không.

Điều quan trọng cần nhớ đó là, các khoản phí và những nguồn thu khác phải đảm bảo được hai cuộc kiểm tra.

Đầu tiên, chúng sẽ cần để cung cấp cho nhà nhượng quyền thương hiệu đủ tài chính để đưa ra những dịch vụ được yêu cầu trong khi cung cấp nguồn vốn hợp lý trong sự đầu tư cho phát triển và điều hành hệ thống nhượng quyền thương hiệu.

Thứ hai, khi bên nhận quyền trả các khoản phí, bên nhận quyền phải có doanh thu đủ để có thể có lợi nhuận và khoản thu nhập còn lại đủ để bù đắp cho sự đầu tư của họ

Đặt ra những phí tổn hợp lý là một trong những quyết định khó khăn nhất mà bên nhượng quyền sẽ phải thực hiện. Nếu bạn định ra các phí tổn quá cao, các đặc quyền của bạn có thể sẽ không bán được do cạnh tranh và các bên nhận quyền có thể không có lợi nhuận. Nếu bạn đưa ra các khoản phí quá thấp, các đặc quyền kinh doanh của bạn có thể bán được nhưng có thể bạn sẽ không có đủ doanh thu để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho bên nhận quyền. Không sự lựa chọn nào là thỏa đáng.

Tuy nhiên, thông thường trong các cuộc thảo luận với khách hàng của mình (những người điều hành một hệ thống nhượng quyền) chúng tôi nhận thấy rằng việc đưa ra các khoản phí thường được dựa trên sự quan sát các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ. Khi bạn nghĩ về nó, khi bên các bên nhận quyền đưa ra các sản phẩm, dịch vụ giống hệt như của đối thủ cạnh tranh của họ, thì sự đầu tư của họ, doanh số hoặc phí tổn hoạt động sẽ không thể giống hệt với đối thủ cạnh tranh của họ. Thậm chí nếu hệ thống nhượng quyền thương hiệu trông giống như những hệ thống khác về phí tổn, cấu trúc, thì chiến lược phát triển, chiến lược rút khỏi kinh doanh và những giá trị có thể thay đổi cũng không giống nhau. Việc thiết lập những phí tổn chính yếu dựa trên sự cạnh tranh không chỉ là ngu ngốc, nó còn có tiềm năng nguy hiểm vì những phí tổn cần phải được dựa vào thực trạng của công việc kinh doanh được nhượng quyền.

Không may mắn là nhiều nhà nhượng quyền mới không phát triển hệ thống nhượng quyền một cách có chiến lược và không hiểu một cách đầy đủ thực trạng của nền kinh tế nơi mà hệ thống của họ tồn tại, nếu bạn chỉ quan tâm đến những hành động của đối thủ cạnh tranh để đưa ra một mức phí thấp hơn và tất cả những gì bạn mang tới cho bên nhận quyền chỉ là một mức phí thấp thì liệu bạn còn có thể mang đến điều gì nữa không?. Nếu bạn chọn một mức phí quá cao hoặc quá thấp, sự tác động lên hệ thông trong tương lai có thể là rất sâu sắc.

Là một phương pháp phân phối cứng nhắc, đó là một thứ bị chi phối bởi các hợp đồng dài hạn nơi những thay đổi trong cấu trúc phí sẽ khó khăn nếu được thực hiện, các nhà nhượng quyền sẽ phải sống với những chi phí mà họ đã đưa ra lúc đầu, mức tối thiểu khi bên nhận quyền tham gia hợp đồng.Thêm nữa, đưa ra các khoản phí dựa trên phần trăm doanh thu là cách làm quen thuộc của tất cả các nhà nhương quyền, tuy nhiên đây có thể là một cách tồi khi áp dụng cho hệ thống của bạn.

Kiểm tra tính khả thi cung cấp sự đảm bảo cho hệ thống một khi được phát triển, hệ thống có thể đáp ứng được những mong đợi về mặt tài chính của nhà nhượng quyền và các bên nhận quyền tương lai. Trong quy trình của chiến lược nhượng quyền, khi tất cả các biến số được kiểm tra một cách đầy đủ và các chi phí được biết một cách tốt hơn, tỉ lệ và cấu trúc các khoản phỉ có thể được làm rõ.

Khả năng mở rộng của bạn

Xác định rõ, lý do công ty của bạn sử dụng phương pháp phân phối thông qua nhượng quyền để mở rộng. Mục tiêu mở rộng của bạn là gì? Chúng có thiết thực và có thể đạt được hay không?

Một số nhà nhượng quyền bước ra khỏi khu vực của mình và kết quả là một chuỗi đơn vị được hình thành trên quốc gia trong một sớm một chiều. Bởi vì họ không có một chiến lược phát triển trên thị trường, sử dụng các cuộc gọi để xác định chiến lược mở rộng và rồi họ thấy rằng các đơn vị của họ cách nhau tới hàng ngàn kilômét. Sử dụng tất cả tiền bản quyền cho việc đi đến thăm một địa điểm nhận quyền với sự lạnh nhạt hoặc tệ hơn thế, không đến thăm bên nhận quyền bởi vì bạn không đủ khả năng, đây là một thực tế của một vài nhà nhượng quyền mới.

Hãy chắc chắn rằng, bạn có những thị trường sẵn có nơi bạn có thể hỗ trợ sự phát triển của họ một cách kinh tế và đạt được đa số khách hàng cần thiết để củng cố lợi nhuận của bên nhận quyền là vô cùng quan trọng cho các nhà nhượng quyền mới. Ở một mức sinh lời tối thiểu, nghiên cứu thị trường để xác định những lựa chọn cho sự mở rộng của bạn, ở đâu và khi nào bạn nên mở rộng. Bạn cũng cần xác định sẽ mở rộng ở những thị trường như thế nào. Gia nhập các thị trường trọng điểm và thị trường thứ ba có thể sẽ cần đến những chiến lược khác nhau. Bên nhận quyền có đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường này hay không?

Không có yếu tố nào của hệ thống nhượng quyền thương hiệu thực sự đứng vững một mình. Ở khía cạnh nào đó trong khả năng của bạn, mỗi yếu tố dựa vào nhau để đạt được những cái khác. Tuy nhiên, đánh giá tiềm năng của bạn một cách thực tế qua cuộc kiểm tra tính khả thi sẽ cho phép bạn xác định không chỉ liệu bạn nên mở rộng mà còn giúp bạn trong việc xác định điều cần thiết gì phải được, hoàn thành trước khi bạn sẵn sàng.

Tuy nhiên, tiến hành một cuộc kiểm tra tính khả thi chỉ là  bước đầu tiên trong quy trình phát triển nhượng quyền. Xây dựng những thỏa thuận pháp lý vẫn còn ở phía trước.

Thiết kế hệ thống nhượng quyền.

Quy trình thiết kế và phát triển chương trình nhượng quyền sẽ mang bạn trở lại điểm zero

Thiết kế và phát triển một hệ thống nhượng quyền, yêu cầu bạn phải ước lượng mỗi yếu tố của hệ thống nhượng quyền tương lai, xác định xem nó hợp thành một thể thống nhất với các yếu tố khác như thế nào, tạo ra những sự thay đổi dựa trên thông tin được thu thập và bắt đầu phát triển những yếu tố chiến lược bạn sẽ cần.

Quy trình sẽ khác đi đối với mỗi công ty và nghành nghề khác nhau, nhưng các yếu tố sẽ bao gồm các điểm tương đồng. Nếu cuộc kiểm tra tính khả thi được thực hiện một cách chính xác, bạn có thể xây dựng và mở rộng dựa trên các yếu tố bạn đã xem xét trong việc kiểm tra tính khả thi.

Một vài chiến lược chính và nhân tố chiến lược bao gồm:

  • Năng lực của đội ngũ quản lý hiện tại và các nhân viên khác bạn sẽ cần trong quản lý và phát triển hệ thống nhượng quyền.
  • Cạnh tranh bao gồm cả ở khía cạnh nhượng quyền lẫn cấp độ khách hàng.
  • Sự đối đầu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền có thể phát sinh và những phương pháp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ những vấn đề này.
  • Những tác động của việc nhượng quyền về mặt kinh tế lên bên nhận quyền và bên nhượng quyền bao gồm sự đầu tư, vốn quay vòng, và lợi nhuận.
  • Những yêu cầu về tài chính và chiến lược rút lui cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
  • Chiến lược thị trường bao gồm  phương pháp tiếp thị, những thị trường mục tiêu, yêu cầu then chốt, hồ sơ bên nhận quyền, cấu trúc của các mối quan hệ nhượng quyền thương hiệu được sử dụng, các tiêu chí chọn lựa, cũng như tiếp thị, sự ngừng hoạt động và chiến lược thỏa thuận doanh thu.
  • Thông tin và quản lý hệ thống bao gồm kế toán, IT, và hệ thống bán hàng, những yếu tố khác và việc sử dụng các thông tin hữu ích do hệ thống tạo ra.
  • Sự hình thành chính sách bao gồm, bất động sản, quảng cáo, độc quyền khu vực, quản lý hệ thống cung cấp, điều kiện nhận quyền, thiết bị dụng cụ, thiết kế biểu tượng, v.v…
  • Những chương trình và cẩm nang bao gồm những điều gì được bao gồm trong chương trình huấn luyện và thực hành, ai sẽ tham gia huấn luyện, những tập luyện cần thiết khác, chi phí huấn luyện, khu vực, thủ tục, đội ngũ huấn luyện, v.v…
  • Giám sát các cơ cấu bao gồm lựa chọn và phát triển khu vực, các chuẩn hoạt động, quản lý tài chính, doanh thu hoặc tiếp thị, sử dụng nhãn hiệu, điều hành nội bộ hệ thống, và đánh giá phẩm chất, các phân tích cạnh tranh, v.v…
  • Những chương trình hỗ trợ bao gồm hỗ trợ cơ quan trung tâm, hỗ trợ theo lĩnh vực, các chuyến viếng thăm, báo cáo liên hệ, các chương trình nghiên cứu, phát triển và thúc đẩy, chương trình quan hệ nhượng quyền thương hiệu, truyền thông hệ thống, v.v…
  • Những dịch vụ hiện hành và chương trình bao gồm các cổ đông, các luật sư cố vấn, v.v…
Đây chỉ là một danh sách sơ bộ nhưng chỉ sau khi những điều này và hầu hết các yếu tố thuộc hệ thống được ước lượng, chi phí cho phát triển và thi hành được xác định và tác động của chúng lên tổng thu nhập và phí tổn của hệ thống, ở tất cả mức độ, được xác định, bạn có thể xác định được phí và các yếu tố khác thuộc kết cấu của hệ thống. Chỉ khi đó bạn mới có thể thực sự cung cấp thông tin chính xác cho người cố vấn luật pháp của bạn cho sự triển khai những tài liệu nhượng quyền thương hiệu hợp pháp cần thiết.
Để đươc tư vấn thêm về nhượng quyền thương mại và thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại quý khách vui lòng liên hệ: Công ty TNHH tư vấn Bravo
Địa chỉ :Nhà 31 Ngõ 159 Pháo Đài Láng – Đống Đa- Hà Nội
Hotline : 0947 074 169 – 04 858 776 41- 04 858 776 42

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
iphone 6s 16gb |Iphone 6s plus
Công ty CP đào tạo DV KSNH Quả Táo Vàng Trụ sở chỉnh: Số 1/5 ngõ 34A Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội Chi nhánh: Tầng 1- Tòa nhà CT9, Khu đô thị Mễ Trì Sông Đà - Từ Liêm - Hà Nội (đường Trần Văn Lai, đối diện Keangnam) Hotline: 0932.330.567 l Tel: 043.84.89.888